Cải thảo dài
Có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, làm nước canh cơ bản trong bữa ăn; cũng có thể nấu canh với jambông, gà, vịt, xương lợn. Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại ở phía trong có màu trắng và mềm dùng ăn sống, dầm muối thành nguyên liệu chủ yếu của món nộm dùng ăn cơm, ăn cháo; hoặc trộn dầu giấm như rau xà lách. Cải thảo nấu lẩu hoặc xào ăn đều ngọt cả.
Đặc biệt là làm kim chi với cải thảo đã phơi cho héo.
Hình dáng của Cải thảo dài
Vào bếp với các món ăn từ Cải thảo dài:
Ví dụ như:
Cách bảo quản Cải thảo dài
Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Nếu rau héo thì phun một lớp nước nhẹ lên mặt rau, tránh giữ nước lại rau để không bị thúi nhũn.
Nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh thì bỏ vào túi nilon sau đó cất vào tủ lạnh.
Thông tin khác
Cải thảo có màu sắc khá giống với cải bắp, phần lá bao ngoài của màu xanh đậm, còn lá cuộn ở bên trong (gọi là lá non) có màu xanh nhạt, trong khi phần cuống lá có màu trắng.
Cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn hay bắp cải tây (danh pháp ba phần: Brassica rapa pekinensis) là phân loài thực vật thuộc họ Cải ăn được có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ở Đông Nam Á và Đông Á. Loài thực vật này trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... nhưng cũng có thể bắt gặp ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand. Cải thảo có màu sắc khá giống với cải bắp, phần lá bao ngoài của màu xanh đậm, còn lá cuộn ở bên trong (gọi là lá non) có màu xanh nhạt, trong khi phần cuống lá có màu trắng. Cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn hay bắp cải tây (danh pháp ba phần: Brassica rapa pekinensis) là phân loài thực vật thuộc họ Cải ăn được có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ở Đông Nam Á và Đông Á. Loài thực vật này trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... nhưng cũng có thể bắt gặp ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand.